Chè đắng thuốc quý ở núi rừng sản vật cao bằng
Nước chè còn tác dụng ức chế kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn kháng khuẩn, đặc biệt đối với lị trực trùng nhờ chất tanin có trong nước chè. Nước chè xanh có hiệu nghiệm hơn chè khô.
Cây chè có tên khoa học Camellia sinensis, họ chè. Nước ta có hai loại chè, chè Việt Nam (Camellia vietnamensis) và chè Bắc (Camellia Tonkinensis). Chè được trồng và mọc tự nhiên tại các vùng đồi núi phía Bắc, nhiều ở Lạng Sơn và Hà Giang.
Thành phần hóa học của chè chủ yếu là tanin chiếm 10-20%, cafeine 1-6%. Ngoài ra còn chứa theophyline, theobsonine và xanthine. Trong tanin của chè thành phần chủ yếu là gallorfl, epigalocatahol, galloy – L – epiecitecline và L – epicatechol. Để tồn tại cafeine đã kết hợp với tanin. Hàm lượng cafein cao ở lá chè non. Khi chè lên men thì hàm lượng cafein lại càng tăng cao hơn. Hương thơm của chè chính là lượng tinh dầu thơm có ở chè 0,6%. Khi sao khô chỉ còn lại 0,006%. Tinh dầu thơm của chè đó là chất volatile oils. Trong chè còn chứa các chất như triterpenoid, saporin, cagenin – ở triterpenoid và saponin có Theasapogenol E và theafolisaponin – hàm lượng vitamin C có khoảng 130-180mg%, một lượng nhỏ caroten, flavolnoid, flavolnoid querutin và kaemplerol. Những chất này kết hợp với flavolnoid và acid gallic để tạo thành một số este…
Theo Đông y chè vị đắng, ngọt, hơi chua, hàn, không độc, tác dụng vào gan, lách, phổi, thận.
Nhờ các thành phần hóa học có trong chè mà nó đã có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh. Chẳng hạn chất cafeine tác dụng lên hệ thần kinh trung khu gây hưng phấn tinh thần, tư duy hoạt bát. Có khả năng hồi phục sức khỏe nhanh sau khi lao động mệt mỏi chỉ cần uống một cốc nước chè đường pha thêm chút sữa. Cafeine làm tăng cường co bóp cơ vân, làm hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, làm ức chế tái hấp thu của ống nhỏ thận gây lợi niệu. Làm tăng cường sự phân tiết trong dạ dày vì vậy khi mắc bệnh đường tiêu hóa không nên uống nhiều nước chè.
Cafeine cùng với theophyline trực tiếp gây hưng phấn tâm trạng, kích thích mao mạch làm hưng phấn trung khu vận động huyết quản. Chất theophyline của chè còn làm nhão cơ trơn vì thế dùng để chữa chứng đau gan và hô hấp hổn hển.
Nhưng khi dùng nhiều chè lại gây mất ngủ, làm tim đập mạnh, đau đầu, ù tai hoa mắt… nên không dùng quá nhiều chè trong ngày.
Nước chè còn tác dụng ức chế kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn kháng khuẩn, đặc biệt đối với lị trực trùng nhờ chất tanin có trong nước chè. Nước chè xanh có hiệu nghiệm hơn chè khô.
Ngoài ra còn thấy chè đắng Cao Bằng có tác dụng làm giảm huyết áp, trị bệnh hoại huyết và phong thấp nặng. Làm mau lành các vết thương, lở loét… Nước chè có khả năng phòng chống ung thư nhờ các chất như theophyline, cafeine, Theobronine có trong chè xanh, chè khô nên đã kích thích tế bào cơ thể sinh sản ra Interferon trong máu. Chính chất này đã ức chế sự phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Vì vậy hàng ngày uống 10 chén nước chè trở lên thì có khả năng phòng chống ung thư. Do đó có thể sử dụng nước chè uống rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp độc hại để dự phòng ung thư và thải độc.
Leave a Reply