Mận máu bảo lạc trái cây sản vật trời phú cho Cao Bằng
Tỉnh đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai nghiên cứu nhiều đề tài phục tráng, bảo tồn và phát triển các loại cây ăn quả.
Trên vùng đất Cao Bằng có nhiều loại trái cây ăn quả đặc sản thơm ngon nổi tiếng như hạt dẻ Trùng Khánh, mận máu Bảo Lạc, lê Trà Lĩnh, quýt Hà Trì, cam Trưng Vương, bưởi Phục Hòa…
Do đó, diện tích trồng các loại cây đặc sản ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên nguồn gen cây bản địa có nguy cơ bị thoái hóa. Bên cạnh đó, một số loại quả có nguy cơ mất thương hiệu khi hàng hóa từ Trung Quốc tràn sang.
Tỉnh đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai nghiên cứu nhiều đề tài phục tráng, bảo tồn và phát triển các loại cây ăn quả.
Các dự án đã tập trung xây dựng vườn ươm, vườn bảo tồn nguồn gene gốc, tìm phương pháp diệt trừ sâu bệnh, hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh cho nông dân.
Đến nay, các dự án đã có kết quả bước đầu, góp phần bảo tồn, lưu giữ được nguồn gene cây cam, quýt đầu dòng của địa phương, phục tráng và phát triển nguồn giống cây sạch bệnh, có khả năng chống chịu tốt, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của địa phương. Việc mở rộng giống mận máu bảo lạc trái cây đặc sản sẽ góp phần cho thị trường trái cây trong nước đa dạng.
Sau khi đề tài nghiên cứu thành công, các đơn vị thực hiện đề tài sẽ chuyển giao công nghệ nhân giống cây sạch bệnh, tập huấn kỹ thuật trồng, thâm canh và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cho cán bộ địa phương và người dân vùng triển khai đề tài.
Theo ông Hoàng Giang, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng, các dự án này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cây ăn quả của địa phương, tạo sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng có sự đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Leave a Reply