Phi cầu Sài sản vật sông trà sản vật tiến vua
Hiện nay, do nước sông ô nhiễm cộng với việc ngăn sông đắp đập không có nước lợ từ sông lớn vào nên loài Phi không còn sinh sôi phát triển ở sông Trà. Để có được những con Phi ngon phải về vùng bãi bồi ven biển gần đảo Nẹ của huyện Hậu Lộc mới mua được loại Phi này.
Cầu Sài nằm trên QL10 bắc qua sông Trà nối hai xã Hoằng Xuyên (huyện Hoằng Hóa) và xã Thuần Lộc (huyện Hậu Lộc). Vùng đất cầu Sài gần với Chợ Phủ (xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc) xưa kia là trung tâm văn hóa lớn của vùng Hậu Lộc, Hoằng Hóa.
Vùng đất Chợ Phủ xưa có bà Nguyễn Thị Minh Thụy là vợ vua Lê Trung Tông. Trong lần về thăm quê, khi đi qua cầu Sài thấy cũ nát, nguy hiểm bà đã cho tiền giúp dân tu sửa lại cây cầu. Chợ Phủ cũng được bà trùng tu nâng cấp trở thành một trong những chợ lớn của xứ Thanh thời bấy giờ.
Đoạn sông Trà qua cầu Sài có nước lớn nên loài Phi (giống con trai) sống rất nhiều. Phi ở đây có vỏ mỏng, ruột trắng ăn rất ngon nấu được nhiều món. Nhớ công ơn của Hoàng hậu Nguyễn Thị Minh Thụy, sau khi bà hồi cung người dân đã đi bắt và chọn những con trai ngon nhất dâng tiến vua làm sản vật quê hương.
Hiện nay, do nước sông ô nhiễm cộng với việc ngăn sông đắp đập không có nước lợ từ sông lớn vào nên loài Phi không còn sinh sôi phát triển ở sông Trà. Để có được những con Phi ngon phải về vùng bãi bồi ven biển gần đảo Nẹ của huyện Hậu Lộc mới mua được loại Phi này.
Từng được biết đến là món ăn ngon nên nhiều người dân ở Hậu Lộc, Hoằng Hóa vẫn thường tìm mua loại đặc sản này với giá từ 100 – 120 nghìn/kg. Các món ăn làm từ Phi rất tốt và bổ dưỡng cho sức khỏe. Ngày Tết, nhiều người thường mua Phi về nấu cháo cho những người say rượu ăn để giã rượu. Bên cạnh đó, người mới ốm dậy chỉ cần thưởng thức bát cháo Phi sức khỏe cũng sẽ mau lành hơn.
Leave a Reply